Các lĩnh vực kinh tế Kinh tế Hàn Quốc

Đóng tàu

Đóng tàu là một ngành công nghiệp chủ lực của Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960.

Trong những năm 1970 và 1980, Hàn Quốc đã trở thành nhà sản xuất tàu thủy hàng đầu trong đó có cả các loại tàu thủy chở dầu và dàn khoan dầu cực lớn. Hyundai là công ty đóng tàu lớn của Hàn Quốc khi đã xây dựng nên các ụ đóng tàu công suất 1 triệu tấn tại Ulsan vào giữa những năm 1970. Daewoo gia nhập ngành đóng tàu vào năm 1980 và hoàn thành cơ sở đóng tàu có trọng tải 1,2 triệu tấn tại Okpo trên đảo Geoje ở phía nam Busan vào giữa năm 1981. Ngành công nghiệp này đã suy giảm vào giữa những năm 1980 do dầu mỏ dư thừa và sự suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm mạnh vào cuối những năm 1980; các đơn đặt hàng mới cho năm 1988 đạt với tổng trọng tải là 3 triệu tấn với trị giá 1,9 tỷ USD, con số này giảm so với các năm trước lần lượt là 17,8% và 4,4%. Những sự sụt giảm này là do tình trạng bất ổn lao động, Seoul không sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tài chính và các khoản tài trợ xuất khẩu lãi suất thấp mới của Tokyo để hỗ trợ các công ty đóng tàu Nhật Bản đã cạnh tranh mạnh mẽ với Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành vận tải biển của Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ phát triển vào đầu những năm 1990 vì các con tàu cũ trong các hạm đội quân sự của các nước trên thế giới cần được thay thế.[62] Hàn Quốc cuối cùng đã trở thành nhà đóng tàu số một thế giới khi chiếm tới 50,6% thị phần đóng tàu toàn cầu tính đến năm 2008. Các nhà đóng tàu nổi tiếng của Hàn Quốc gồm có Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, Tập đoàn Cơ khí hàng hải và Đóng tàu DaewooSTX Offshore & Shipbuilding hiện đã phá sản.

Điện tử

Điện tử là một trong những ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc. Trong suốt những năm 1980 đến những năm 2000, các công ty Hàn Quốc như Samsung, LGSK đã dẫn đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc. Năm 2017, 17,1% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc là chất bán dẫn do Samsung ElectronicsSK Hynix sản xuất. Samsung và LG cũng là những nhà sản xuất lớn các thiết bị điện tử như Ti vi, Điện thoại thông minh, Màn hìnhmáy tính.

Công nghiệp ô tô

Một chiếc ô tô của Hyundai. Công nghiệp ô tô là lĩnh vực then chốt trong ngành công nghiệp của Hàn Quốc.

Công nghiệp ô tô là một trong những ngành xuất khẩu và tăng trưởng chính của Hàn Quốc trong những năm 1980. Vào cuối những năm 1980, công suất của ngành công nghiệp động cơ Hàn Quốc đã tăng hơn 5 lần kể từ năm 1984; nó đã vượt quá 1 triệu chiếc vào năm 1988. Tổng đầu tư vào sản xuất ô tô và linh kiện ô tô là hơn 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 1989. Tổng sản lượng (bao gồm cả xe buýt và xe tải) trong năm 1988 đạt 1,1 triệu chiếc, tăng 10,6% so với năm 1987, và tăng lên ước tính khoảng 1,3 triệu xe (chủ yếu là ô tô chở khách) vào năm 1989. Gần 263.000 xe du lịch được sản xuất vào năm 1985 - con số này đã tăng lên khoảng 846.000 chiếc vào năm 1989. Năm 1988, xuất khẩu ô tô đạt tổng cộng 576.134 chiếc, trong đó 480.119 chiếc (83,3%) được gửi đến Hoa Kỳ. Trong suốt gần cuối những năm 1980, phần lớn sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc là kết quả của sự gia tăng xuất khẩu; Tuy nhiên, xuất khẩu năm 1989 đã giảm 28,5% so với năm 1988. Sự sụt giảm này phản ánh doanh số bán xe hơi chậm chạp cho Hoa Kỳ, đặc biệt là ở thị trường cuối cùng rẻ hơn và xung đột lao động trong nước.[63] Hàn Quốc ngày nay đã phát triển thành một trong những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Tập đoàn ô tô Hyundai Kia là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc về doanh thu, đơn vị sản xuất và sự hiện diện trên toàn thế giới.

Khai khoáng

Hầu hết các mỏ khoáng sản ở Bán đảo Triều Tiên đều nằm ở Triều Tiên, trong đó miền Nam chỉ có nhiều vonfram và than chì. Than, quặng sắt và molypden được tìm thấy ở Hàn Quốc, nhưng không phải với số lượng lớn và hoạt động khai thác các khoáng sản này chỉ ở quy mô nhỏ. Phần lớn khoáng sản và quặng của Hàn Quốc được nhập khẩu từ các nước khác. Hầu hết than của Hàn Quốc là than antraxit chỉ được sử dụng để sưởi ấm trong nhà và lò hơi.

Năm 2019, Hàn Quốc là nhà sản xuất bismuth lớn thứ 3 thế giới,[64] nhà sản xuất rheni lớn thứ 4 thế giới[65] và nhà sản xuất lưu huỳnh lớn thứ 10 trên thế giới.[66]

Xây dựng

Xây dựng đã trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc kể từ đầu những năm 1960 và vẫn là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng và thu nhập từ xuất khẩu vô hình. Đến năm 1981, các dự án xây dựng ở nước ngoài, hầu hết ở Trung Đông, chiếm 60% công việc do các công ty xây dựng của Hàn Quốc đảm nhận. Các hợp đồng vào thời điểm đó trị giá 13,7 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1988, các hợp đồng xây dựng ở nước ngoài chỉ đạt tổng trị giá 2,6 tỷ USD (đơn đặt hàng từ Trung Đông là 1,2 tỷ USD), tăng 1% so với năm trước, trong khi các đơn đặt hàng mới cho các dự án xây dựng trong nước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 8,8% trong năm 1987.

Công trình đê chắn sóng ở bờ biển Seosan (1984)

Do đó, các công ty xây dựng của Hàn Quốc tập trung vào thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng vào cuối những năm 1980. Đến năm 1989, có những dấu hiệu về sự hồi sinh của thị trường xây dựng ở nước ngoài: Công ty Xây dựng Dong Ah đã ký hợp đồng trị giá 5,3 tỷ USD với Libya để xây dựng giai đoạn hai (và các giai đoạn tiếp theo khác) của Dự án Sông Nhân Tạo với chi phí dự kiến vào khoảng 27 tỷ USD khi hoàn thành cả 5 giai đoạn. Các công ty xây dựng của Hàn Quốc đã ký các hợp đồng ở nước ngoài có tổng trị giá hơn 7 tỷ đô la Mỹ vào năm 1989.[67] Các công ty xây dựng lớn nhất của Hàn Quốc bao gồm Samsung C&T Corporation, công ty này đã xây dựng lên một số tòa nhà chọc trời cao và đáng chú ý nhất như ba tòa nhà cao nhất thế giới: Tháp đôi Petronas, Taipei 101Burj Khalifa.[68][69]

Công nghiệp quốc phòng

Những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp của Hàn Quốc cho phép nước này có thể sản xuất các thiết bị quân sự ngày càng tiên tiến.

Trong suốt những năm 1960, Hàn Quốc chủ yếu phụ thuộc vào Hoa Kỳ để cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang của mình, nhưng sau khi thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Nixon vào đầu những năm 1970, Hàn Quốc đã bắt đầu tự sản xuất nhiều loại vũ khí cho riêng mình.[70]

Kể từ những năm 1980, Hàn Quốc hiện sở hữu công nghệ quân sự hiện đại hơn nhiều so với các thế hệ trước, nước này đã tích cực bắt đầu chuyển đổi các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với sự quan tâm đặc biệt đến những nỗ lực quân sự hóa theo định hướng phòng thủ quê hương trước đây sang việc thúc đẩy các thiết bị và công nghệ quân sự như các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo để thúc đẩy thương mại quốc tế. Một số dự án xuất khẩu quân sự quan trọng của nước này bao gồm pháo tự hành T-155 Firtina cho Thổ Nhĩ Kỳ; súng trường tấn công K11 cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; tàu chiến tên lửa mục tiêu BNS Bangabandhu cho Bangladesh; hạm đội tàu chở dầu HMAS Sirius cho hải quân Úc, New ZealandVenezuela; Tàu tấn công đổ bộ Makassar class cho Indonesia; và máy bay huấn luyện KT-1 cho Thổ Nhĩ Kỳ, IndonesiaPeru.

Hàn Quốc cũng đã cho thuê ngoài ngành công nghiệp quốc phòng của mình để sản xuất các thành phần cốt lõi cho phần cứng của các khí tài quân sự tiên tiến cho các nước khác. Những phần cứng đó bao gồm dùng trong các máy bay hiện đại như phần khung của máy bay chiến đấu F-15K và trực thăng tấn công AH-64 do Korea Aerospace Industres hợp tác sản xuất với Boeing,[71] các máy bay này sẽ được Singapore sử dụng. Trong các hợp đồng gia công và hợp tác sản xuất lớn khác, Hàn Quốc đã cùng sản xuất hệ thống phòng không S-300 của Nga thông qua Tập đoàn Samsung[không khớp với nguồn] và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty STX bán các tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga.[72] Thỏa thuận đã bị hủy bỏ vào năm 2014 do các hành động của Nga ở Ukraine và thay vào đó, các tàu này đã được bán cho Ai Cập.[73] Xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc đạt 1,03 tỷ đô la trong năm 2008 và 1,17 tỷ đô la vào năm 2009.[74] South Korea's defense exports were $1.03 billion in 2008 and $1.17 billion in 2009.[75]

Du lịch

Năm 2012, 11,1 triệu khách du lịch nước ngoài đã đến thăm Hàn Quốc, giúp nước này trở thành quốc gia được du khách đến thăm nhiều thứ 20 trên thế giới,[76] tăng so với con số 8,5 triệu du khách vào năm 2010.[77] Gần đây, lượng khách du lịch tăng đột biến, đặc biệt là lượt khách từ các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á tăng mạnh do làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) ngày càng phổ biến.

Seoul là điểm đến du lịch chính của du khách; Các điểm du lịch nổi tiếng khác bên ngoài Seoul có công viên quốc gia Seorak-san, thành phố lịch sử Gyeongju và đảo bán nhiệt đới Jeju. Vào năm 2014, Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức chức giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại mùa thứ 4 và sau đó vào năm 2018 là giải vô địch mùa thứ 8.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Hàn Quốc http://dfat.gov.au/fta/akfta/fact-sheet-key-outcom... http://www.tiq.qld.gov.au/wp-content/uploads/2014/... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/... http://edition.cnn.com/2002/BUSINESS/asia/11/21/ko... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12311.... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12312.... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12313.... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12314.... http://findarticles.com/p/articles/mi_m0DKI/is_4_2... http://www.hankyung.com/news/app/newsview.php?aid=...